Khi ngành công nghiệp thẩm mỹ nở rộ cũng là lúc bạn khó khăn hơn trong việc lựa chọn địa chỉ thẩm mỹ cho mình. Tuy nhiên, đấy không chỉ là điều duy nhất bạn cần phải tìm hiểu trước khi thực hiện một ca phẫu thuật thẩm mỹ. Còn khá nhiều điều bạn cần phải biết, phải chuẩn bị trước khi thực hiện một ca phẫu thuật thẩm mỹ.
1. Chi phí thẩm mỹ
Thật không may, các công ty bảo hiểm thường không chi trả cho phẫu thuật thẩm mĩ. Vì vậy yếu tố quan trọng đầu tiên không phải là bạn muốn cắt gọt ở đâu mà là bạn có đủ kinh phí để chi trả hay không?
Bên cạnh đó, không phải cuộc phẫu thuật nào cũng thành công. Bạn cần một khoản tiền đề phòng nếu phải làm lại hoặc khắc phục sự cố sau phẫu thuật. Nên nói chuyện với một số bác sĩ phẫu thuật có uy tín và chuẩn bị sẵn số tiền cần chi trả. Việc đề ra một kế hoạch thanh toán cũng quan trọng không kém như trả trước bao nhiêu? Điều giúp bạn tìm được mức giá tốt và đảm an toàn về sau.
2. Tìm địa chỉ tin cậy
Chi phí rất quang trọng nhưng đừng chủ quan rằng nơi đắt nhất là nơi tốt nhất. Đừng ngần ngại yêu cầu bác sĩ đưa ra những chứng chỉ hay bằng cấp chứng nhận họ có chuyên môn.
>> Thẩm mỹ viện uy tín ở Hà Nội
Tệ nhất là bạn muốn tiết kiệm tiền mà tìm đến một địa chỉ giá cả phải chăng nhưng không có sự đảm bảo về tiêu chuẩn chất lượng. Một bác sĩ tay nghề cao không chỉ cho bạn vẻ ngoài đẹp mà còn giúp bạn tiết kiệm tiền của vì không phải sửa lại những lỗi sai.
3. Cân nhắc hình ảnh trước và sau chỉnh sửa
Tại hai đất nước mà ngành phẫu thuật thẩm mĩ phát triển là Hàn Quốc và Thái Lan nhân viên tư vấn thường cho khách hàng xem hình ảnh dự đoán sau thẩm mĩ. Mặc dù không chính xác hoàn toàn nhưng phần nào khách hàng hiểu họ sẽ làm gì với khuôn mặt của mình.
Nếu không có điều kiện được xem những hình ảnh đó bạn nên cân nhắc thật kĩ và nhờ các bác sĩ tư vấn hình ảnh của mình sẽ như thế nào sau chỉnh sửa.
4. Hiểu diễn biến tâm lí của mình
Nhiều người có xu hướng tìm đến phẫu thuật thẩm mĩ khi vừa trải qua một biến cố trong đời sống tình cảm như li hôn, chia tay người yêu, bị sa thải… dẫn đến quyết định không chính xác.
Một số bác sĩ tâm lí khuyên rằng không nên quyết định phẫu thuật thẩm mĩ khi đang trong thời gian chịu đựng những cú sốc tình cảm. Bởi hơn quá nửa những quyết định lúc đó không chính xác và để lại những ân hận về sau.
Hãy nhớ, phẫu thuật thẩm mĩ là vì bạn và cho bạn chứ không phải quyết định vì bất cứ người nào.
5. Cần chấp nhận rủi ro
Không chỉ riêng phẫu thuật thẩm mĩ, bất kì quá trình khám chữa bệnh dù nhỏ nhất cũng có phần rủi ro không đáng có. Trước khi quyết định bước lên bàn mổ, bạn nên tìm hiểu nhiều kênh thông tin khác nhau về những biến chứng hậu phẫu.
Bác sĩ trực tiếp phẫu thuật thẩm mĩ cho bạn không chắc sẽ nói hết những rủi ro có thể gặp phải. Lúc này nên tìm đến những người bạn đã qua phẫu thuật hay những chuyên gia tư vấn qua mạng, qua tổng đài.
6. Thời gian phục hồi
Nếu là một người có công việc bận rộn, thời gian phục hổi sau hậu phẫu rất quan trọng. Trong nhiều trường hợp, giai đoạn phục hồi kéo dài hơn dự tính. Nên nói chuyện với bác sĩ kĩ càng về thời gian phục hồi sau phẫu thuật. Nếu có thể những kì nghỉ là khoảng thời gian tốt nhất cho một cuộc phẫu thuật thẩm mĩ.
7. Cần có sức khỏe và tinh thần
Phẫu thuật thẩm mĩ làm tăng đáng kể sự tự tin trong mỗi con người tuy nhiên không nên phẫu thuật khi đang lo âu hay trầm cảm. Bạn nên nhớ rằng phẫu thuật thẩm mĩ không phải một bài thuốc chữa các sang chấn tâm lí. Thậm chí nó càng làm cho tình trạng của bạn tồi tệ hơn.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét